Cuộc xâm lược của người Mông Cổ trong lịch sử Mông_Cổ_xâm_lược_Rus

Tranh minh họa trận Suzdal năm 1238 trong cuốn sách «Tiểu sử Yevfrosiniya Suzdal  (ru)».

Vào thế kỷ XVIII. các nhà sử học Nga đã bắt đầu nghiên cứu chi tiết về cuộc xâm lược của Bạt Đô vào Rus. Nhà nghiên cứu đầu tiên mô tả chi tiết vấn đề cuộc xâm lược của người Tatar-Mông là V.N.Tatishchev  (ru). Tác phẩm «Nga sử lược (ru)» của ông dẫn nguồn rất nhiều từ các biên niên sử cổ đại của Nga. Tác phẩm và lối viết sử của ông đã ảnh hưởng đến nhiều sử gia khác. Sử gia tiếp theo chú ý đến cuộc xâm lược là Nikolai Mikhailovich Karamzin. Tác phẩm của ông «Lịch sử Nhà nước Nga  (ru)» mô tả rất hay về cuộc chinh phục nước Nga của Bạt Đô. Karamzin đưa ra kết luận rằng chính cuộc xâm lược của người Mông Cổ đã khiến Nga tụt hậu so với các cường quốc hàng đầu châu Âu. Cũng chính ông là người đầu tiên xác định rõ ảnh hưởng của cuộc xâm lược đối với hướng phát triển của nước Nga mang tính bản sắc hóa [7].

Vào thế kỷ 19, chủ đề về chiến dịch của Batu chống lại Nga ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm. Năm 1823 P.N Naumov đề xuất thuật ngữ «Đế quốc Mông Cổ». vào nghiên cứu sử học . Năm 1826, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia đã tổ chức một đại hội nghiên cứu về tác động của cuộc xâm lược đối với sự phát triển của nước Nga [8]. Mặc dù thực tế là đại hội không bao giờ diễn ra nhưng cuộc thảo luận về vấn đề này sôi nổi trên báo chí. Trong những năm sau đó, các nhà sử học quan tâm nhiều đến các khía cạnh quân sự của cuộc xâm lược, đặc biệt là tổ chức và chiến thuật của quân Mông Cổ. Những vấn đề này đã được đề cập đến trong các tác phẩm như «Bàn về lý do nền giáo dục dân sự ở nhà nước Nga luôn trì trệ» của M. S Gastev  (ru) và «Về nghệ thuật chiến tranh và các cuộc chinh phạt của quân Mông Cổ» của M. I. Ivanin  (ru) xuất bản lần lượt vào năm 1832 và 1846. Giáo sư Đại học Kazan I. Berezin đã có đóng góp đáng kể trong việc nghiên cứu các nguồn tài liệu về cuộc xâm lược của người Mông Cổ, cũng như phát hiện nhiều nguồn tài liệu mà các sử gia Nga trước đây chưa biết đến. Trong các tác phẩm «Chiến tranh Rus-Mông lần I» và «Bạt Đô xâm lược Rus», ông đã dựa nhiều vào các tác gia phương Đông như Rashid al-Din HamadaniAljawini  (ru). Trong thời kỳ này, một cuốn sách chi tiết khác m6 tả cuộc xâm lược cũng xuất hiện với sự biên soạn của S. M. Solovyov (ru). Trái ngược với lập luận của N.M. Karamzin và H. D. Fren (ru) về tác động to lớn của cuộc xâm lược của Bạt Đô đối với đời sống dân sự của Nga, Solovyov tin rằng sự kiện này không có tác động quan trọng đến sự phát triển của các chính quốc Nga. Những quan điểm như vậy sau đó được các nhà sử học như Vasily Osipovich Klyuchevsky, Sergei Fedorovich Platonov, Mikhail Nikolaevich Pokrovsky, Alexander Evgenievich Presnyakov và những người khác ủng hộ . Giữa thế kỷ 19 trong sử học cũng xuất hiện cái gọi là «vấn đề Mông Cổ» - một trong những chủ đề chính của lịch sử các nhà nước Nga [9].